Gỏi ngó sen tôm thịt được làm từ ngó sen thanh, bùi và hơi đắng, điểm xuyết thêm tôm thịt ngọt lịm, hòa quyện vào là hương vị chua ngọt, cay nhẹ của nước mắm pha sẽ có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt và cân bằng lại khẩu vị.
Có nguồn gốc từ cố đô Huế, món bánh cuốn nhân thịt quen thuộc được gia tăng khẩu vị nhờ phảng phất, thoang thoảng hương sen càng thêm thơm ngon hấp dẫn mà thanh cao đến lạ kỳ.
Món ăn không chỉ gây ấn tượng về phần nhìn mà còn làm say lòng thực khách với sự kết hợp giữa hương vị tôm, vi thơm ngọt của rau củ và trái cây tạo vị chua nhẹ cho món cơm chiên, vừa dễ ăn vừa dễ làm, phù hợp chế biến vào các dịp tiệc trang trọng.
Thanh long vốn là đặc sản thơm lành của vùng đất Bình Thuận, không chỉ là một món trái cây đơn thuần, thanh long còn được tận dụng để chế biến ra nhiều món chè hấp dẫn. Chè thanh long đường phèn có màu đỏ và trắng kết hợp với một số loại trái cây khác xen kẽ vô cùng bắt mắt lại vừa có vị ngọt mát, bổ dưỡng, là món tráng miệng thơm ngon cho ngày hè nóng nực.
Bánh bèo, nậm, bột lọc, ram ít... là những món bánh đặc trưng của ẩm thực xứ Huế với hương vị khó lẫn, khiến những thực khách từng ăn nhớ mãi. Bánh ram ít ăn vào vừa giòn vừa dẻo, béo nhưng không ngấy; bánh bèo nhỏ nhắn, thơm ngon ăn kèm ruốc tôm và da heo; bánh bột lọc Huế có độ trong để lộ nhân tôm thị đã rim đậm đà; bánh nậm Huế lại có màu đục của bột gạo, dẻo vừa vì có pha bột năng, nổi rõ trên nền bánh là nhân tôm thịt vàng nâu, đôi khi là đậu xanh cà vàng ươm cực kỳ bắt mắt.
Tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình.
Hủ tiếu còn được viết là hủ tíu là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu. Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
Đĩa cơm tấm với sườn nướng, bì, chả, trứng thường được dùng làm đồ ăn sáng, nhưng nay cơm tấm đã có ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc tối với nhiều loại thức ăn kèm.
Bún thịt nướng là một món ăn phổ biến và được yêu thích của cả Ba miền đất nước. Bún thịt nướng mỗi nơi đều giữ cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng miền Bắc, Trung, Nam. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chínhhay giữa bữa đều phù hợp, rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món Bún thịt nướnglà thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.
Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ Việt Nam. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bù hốc. Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Khoảng những năm 1970, bún mắm được đưa lên Sài Gòn và được nhiều người yêu thích do mang đầy hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà.
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ; kimchi, khoai tây, hẹ, thủy sản (bánh xèo Triều Tiên); tôm, thịt, cải thảo (Nhật Bản) được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt.