Cần Thơ



Điểm tham quan tại Cần Thơ


1. Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã

Địa chỉ: Số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

Đặc điểm: Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m.

Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử. Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa.

Ngày nay, du khách đến đây không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà đến đây họ còn tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam.


2. Du lịch vườn Cần Thơ

Du lịch vườn Cần Thơ

Địa chỉ: , Thành phố Cần Thơ

Vị trí: Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Tp. Cần Thơ.

Đặc điểm: Các vườn du lịch xanh tươi đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm

Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển.

Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm ...

Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.

Khu du lịch Ba Láng ở cách Tp. Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long


3. Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều

Địa chỉ: , Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: Tọa lạc giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Đặc điểm: Với vẻ đẹp sông nước hữu tình, hình ảnh bến Ninh Kiều đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng của thành phố Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều xưa vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Năm 1876, quân Pháp chiếm Cần Thơ, bến sông được xây gạch, đá dọc theo bờ để ngăn sóng và trở thành bến tàu của xứ lục tỉnh - nơi giao thương buôn bán hàng hóa rất tấp nập. Bến sông được người Pháp đặt tên là Quai de Commerce (bến Thương Mại), còn người dân thì gọi với cái tên dân dã là bến Hàng Dương vì dọc bờ sông có hàng cây dương hay bến Lê Lợi vì con đường dọc theo mé sông có tên là đường Lê Lợi.nh phố Hà Nội) - nơi ghi dấu chiến thắng quân Minh xâm lược của Bắc Bình Vương Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.

Ngày nay, bến Ninh Kiều được đầu tư để trở thành công viên du lịch có diện tích 7.000m², thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến ngắm cảnh, tản bộ, hóng mát. Đứng ở bến Ninh Kiều, du khách có thể nhìn thấy cầu Cần Thơ – cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á vào thời điểm hoàn thành (4/2010). Trong công viên có bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 7,2m, đặt trên bệ cao 3,6m, trọng lượng hơn 12 tấn. Đường Lê Lợi dọc mé sông nay là đường Hai Bà Trưng đã được quy hoạch thành phố đi bộ và chợ đêm đầu tiên của Cần Thơ. Tại đây, cứ cách 100m lại có một dãy bán các mặt hàng khác nhau như ẩm thực, trái cây, đồ lưu niệm…

Để cảm nhận hết vẻ đẹp của vùng sông nước miền Tây, du khách tới Cần Thơ đừng bỏ lỡ dịp trải nghiệm dịch vụ du thuyền trên bến Ninh Kiều. Mỗi tối, từ 19h đến 21h, thuyền sẽ đưa khách du ngoạn sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản và những tiết mục văn nghệ đặc sắc đậm chất Nam Bộ.


4. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Địa chỉ: , Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: nằm trong khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung thuộc ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ

Đặc điểm: là một trong những thiền viện lớn nhất ở miền Tây Nam bộ

Với mong muốn kế thừa và phát huy Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đã đề xuất xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Được khởi công vào ngày 16/7/2013 và khánh thành vào ngày 17/5/2014 trên diện tích 38.016m2, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam mang phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, bao gồm các hạng mục công trình chính theo mô hình Phật giáo thời Lý - Trần như: chính điện, nhà tổ, tháp chuông, tháp trống.

Chính điện của thiền viện được dựng bằng 44 cột gỗ lim đặt trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu. Trên mỗi cột có khắc những câu liễn đối toát lên sự trang nghiêm. Giữa chính điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng, nặng 3,5 tấn, tĩnh tọa nơi tòa sen uy nghi. Bên phải là bệ thờ tượng Bồ Tát Văn Thù, Đức Chúa Ông; bên trái là bệ thờ tượng Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Thánh Hiền.

Ngoài ra, trong khuôn viên Thiền viện còn có các hạng mục khác như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (nhà Thủy tạ), chùa Một Cột, giảng đường, khách đường, trai đường, thư viện, phòng Đông y Nam dược...


5. Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng

Địa chỉ: , Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30' bằng canô.

Đặc điểm: Chợ nổi Cái Răng chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây của vùng.

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Vậy là không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền (thực tế cũng không thể rao khi tiếng sóng, tiếng máy nổ liên tục, và khó có thể áp mạn với xuồng khác để xem bán hàng gì).

Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình. Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài, họ quay phim chụp ảnh liên tục, đôi khi thích thú reo lên "ô", "a" một cách tự nhiên, thú vị.


6. Chùa Ông

Chùa Ông

Địa chỉ: Số 32 Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: 32 Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Đặc điểm: Chùa mang kiến trúc độc đáo, đặc trưng của những ngôi chùa Trung Hoa.

Chùa Ông được cộng đồng người Hoa gốc Quảng Châu và Triệu Khánh (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di dân đến Cần Thơ khởi công xây dựng từ năm 1894 đến năm 1896 trên khu đất có diện tích hơn 500m² để làm nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Vì vậy, chùa còn có tên là Quảng Triệu Hội Quán. Chùa có kiến trúc hình chữ Quốc, gồm 2 hạng mục chính là Tiền điện và Chính điện. Tiền điện thờ Mã Tiền Tướng Quân cùng ngựa xích thố (ở bên trái) và Phúc Đức Chính Thần (ở bên phải). Giữa Tiền điện có một bức bình phong được chạm trổ tinh xảo. Trên cửa ra vào có bảng đại tự “Quảng Triệu Hội Quán”. Chính điện chùa gồm 2 gian, thờ Quan Thánh Đế Quân, Đổng Vĩnh Trạng Nguyên, Tài Bạch Tinh Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu và Bồ Tát Quan Âm. Khu vực giữa Tiền điện và Chính điện là sân Thiên tỉnh (Giếng trời) – nơi đặt bàn hương án, 2 bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và treo nhiều đèn lồng.

Toàn bộ mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó bằng gốm men xanh thẫm. Trên nóc chùa trang trí các tượng gốm sứ đủ màu hình lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa rồng, chim phượng hoàng… Các bao lam, hoành phi, liễn đối của chùa chạm khắc nhiều phù điêu màu sắc rực rỡ với nội dung phong phú miêu tả các điển tích Trung Hoa. Bờ nóc và hai bên cổng tam quan chùa trang trí nhiều hình bằng sành, sứ tái hiện những điển tích Trung Hoa như “Bát Tiên quá hải”, “Tam Quốc Chí”…

Chùa có 2 ngày lễ vía chính trong năm là ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/3 âm lịch) và ngày vía Quan Thánh Đế Quân (24/6 âm lịch). Trong những ngày này, đông đảo người dân địa phương và du khách tới chùa thành kính dâng hương, cầu phúc, bình an trong cuộc sống.

Chùa Ông đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.


7. Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy

Địa chỉ: , Phường Bình Thủy, Quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: Đình Bình Thủy, tên cũ là đình Long Tuyền, toạ lạc trên đất phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

Đặc điểm: Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc ở miền tây Nam Bộ, vùng đất mới khai phá với những mảng chạm, những họa tiết trang trí, khắc gỗ rất tinh tế và sinh động mang nhiều nét kiến trúc dân tộc.

Từ trung tâm Tp. Cần Thơ du khách đi khoảng 5km theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong là tới đình.

Đình được dựng vào năm 1844, khi đó bằng tranh tre. Năm 1852 đình được vua Tự Đức phong sắc. Năm 1909 đình được xây lại, mái lợp ngói, gồm hai khu: khu đình chính và khu "lục ấp". Khu đình chính có năm ngôi nhà. Hai nhà vuông là tiền đình và chính điện, ba nhà nối hai nhà vuông với nhau. Khu "lục ấp" gồm một nhà hát và khu nhà chuẩn bị đồ cúng lễ. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.

Đình có kiến trúc khác với các đình ngoài Bắc: ngôi tiền đình và chính điện hình vuông, mỗi chiều có 6 hàng cột, mỗi hàng 6 cột. Các cột trong chính điện được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn quấn quanh. Chánh điện có ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc có gắn tượng người, kỳ lân, cá hoá rồng. Đình thờ bổn cảnh thành hoàng và thờ các vị có công với nước như Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập,...

Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ thượng điền, hạ điền tại đình rất đông vui với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, nữ công gia chánh... được duy trì cho đến nay và được đông đảo nhân dân tham gia.


8. Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy

Địa chỉ: Đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ

Vị trí: Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

Đặc điểm: Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870

Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi... Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL.

Ðể hội nhập với thiên nhiên, nhà luôn gắn với vườn (vườn chiếm hơn 6.000/8.000m² toàn khuôn viên), rộng bề ngang nhưng không sâu. Hầu hết tiền sảnh để tiếp khách mà không chia thành các phòng nhỏ, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân rộng lát gạch Tầu có đủ hòn non bộ, chậu kiểng, cổng tam quan, khu nuôi thú...


9. Vườn cò Bằng Lăng

Vườn cò Bằng Lăng

Địa chỉ: phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.

Vị trí: Vườn cò Bằng Lăng thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.

Đặc điểm: Vườn cò Bằng Lăng - một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông.

Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi phườngThốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn...

Trong vườn còn có một cái tum dựng chìa ra bờ ruộng, làm bằng tre, cao chừng 3m, thoạt trông như một khán đài mà từ đó du khách có thể dõi nhìn khắp vườn cò, tìm hiểu cảnh sinh hoạt của đàn cò đông đúc giữa vùng đồng quê thanh bình của đồng bằng sông Cửu Long.


10. Chợ đêm Tây Đô - chợ văn hóa du lịch

Chợ đêm Tây Đô - chợ văn hóa du lịch

Địa chỉ: Tp. Cần Thơ

Vị trí: Chợ Tây Đô cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.

Đặc điểm: Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn.

Tuy mới hoạt động trong vài năm gần đây nhưng chợ đêm Tây Ðô được xem là một điểm du lịch văn hóa đặc trưng, nổi bật và hấp dẫn ở Cần Thơ, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách phương xa. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối chung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí... Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ.

Chợ đêm Tây Ðô hiện nay có kiến trúc hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh và mang đậm phong cách Nam Bộ. Chợ được chia theo từng gian hàng rất khoa học, thông thoáng, gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ðường đi lối lại trong chợ được nhựa hóa và thoáng rộng.

Các sản phẩm tại chợ đêm Tây Ðô rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cư dân và du khách trong việc lựa chọn sản phẩm. Ngoài mục đích phục vụ mua bán hàng hóa, chợ đêm Tây Ðô cũng có những dịch vụ giải trí mới, hiện đại như: trò chơi điện tử, sân khấu ca nhạc ngoài trời và các chương trình vui chơi khác.

Ðến chợ đêm Tây Ðô, du khách sẽ có một chuyến du lịch thú vị. Bức tranh tổng hợp này đã phác hoạ chân thực cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng hạ nguồn sông Mê Kông nổi tiếng này.



Cẩm Nang Du Lịch Cần Thơ