Điểm tham quan tại Tp Hồ Chí Minh

I. Du lịch văn hóa - Di tích lịch sử Tp Hồ Chí Minh



1. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3829 9976

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

Năm 1863, để giúp vui cho quân viễn chinh, một đoàn diễn viên từ Pháp sang biểu diễn tại nhà của thủy sư đô đốc Bonard ở công trường Đồng Hồ (Place de l’ horloge, khu vực Nguyễn Du, Đồng Khởi ngày nay). Đến năm 1898, theo lệnh của thống soái Hoeffet, một nhà hát được khởi công xây dựng.

Công trình do kiến trúc sư Eugène Feret thiết kế, Ernest Guichard thi công mang phong cách kiến trúc baroque. Mặt tiền nhà hát chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của nhà hát Petit Palais được xây cất cùng năm tại Paris. Ngày 1/1/1900, nhà hát được khánh thành. Nhà hát được xây dựng tại khu vực đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ và được đánh giá là một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất Sài Gờn thời Pháp thuộc lúc bấy giờ. Ngày 17/1, nhà hát tổ chức buổi trình diễn đầu tiên.

Nhà hát Thành phố thường xuyên hoạt động với nhiều chương trình nghệ thuật phong phú, chương trình biểu diễn thiết kế thời trang của các nhà tạo mẫu. Ngoài ra, chủ nhật hàng tuần, chương trình hòa tấu nhạc kèn thường xuyên được tổ chức tại khu vực trước tiền sảnh Nhà hát.


2.Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: (+8428) 3829 6052; (+8428) 3829 5026

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 07:30–17:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ kính đẹp nhất của thành phố. Đối diện trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn về quảng trường Nguyễn Huệ - khu phố đi bộ được đưa vào hoạt động từ năm 2015, với chiều dài 640 mét hướng về bến Bạch Đằng, bờ sông Sài Gòn.


3.Tòa án nhân dân Thành phố

Tòa án nhân dân Thành phố

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 131 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Website: http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét xử cấp Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) ở Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng năm 1881 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Jules Bourad. Việc xây dựng các tòa nhà chính kéo dài trong khoảng 1881 – 1886 (kiến trúc sư Bourard cũng là tác giả thiết kế nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn xây dựng năm 1877- 1880). Tòa nhà lúc đầu xây dựng theo hình chữ H gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu. Năm 1961, xây dựng thêm dãy nhà phía sau, nhưng vẫn giữ phong cách kiến trúc đặc thù của khối nhà phía trước nên toàn thể công trình cũ – mới vẫn hài hòa.

Nét đặc thù của công trình là sự kết hợp giữa kiến trúc Châu Âu và kiến trúc La Mã, giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây mang nhiều ý nghĩa. Nổi bật nhất là phù điêu trên tiền sảnh, dưới mái cao nhất của tòa nhà, chất liệu bằng xi măng: ở giữa là tượng thần Công Lý, tay phải cầm kiếm, tay trái để lên cuốn sách luật sách có ghi chữ CODE (bộ luật), hai bên tượng thần công lý là hai người Việt Nam. Bên phải là người phụ nữ tay cầm nón quai thao, bên trái là người đàn ông vấn khăn tay cầm nón lá.


4.Nhà Thờ Đức Bà

Nhà Thờ Đức Bà

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 01 Công trường Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.

Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, xi măng, kính trang trí đều được vận chuyển từ Pháp sang và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch và là điểm nhấn trong không gian đô thị. Trải qua hơn 140 năm với nhiều biến động chính trị, lịch sử, Nhà thờ Đức Bà vẫn là tuyệt tác của kiến trúc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhà thờ Đức Bà, du khách có thể đi bộ đến Dinh Độc Lập và Bưu điện thành phố.


5.Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 02 Công trường Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: (+8428) 3822 1677.

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 07:00-19:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu & 07:00-18:00 thứ Bảy và Chủ Nhật (kể cả Lễ, Tết).

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Vào phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936.

Công trình này là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và phong cách trang trí phương Đông. Mặt trước tòa nhà được trang trí bằng các ô kính hình chữ nhật đề tên một số danh nhân Pháp cùng các nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Tòa nhà cùng với Nhà thờ Đức Bà tạo thành quần thể kiến trúc tương tác sinh động, đẹp mắt và là nơi tham quan thú vị dành cho du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.


6.Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1. Tp Hồ Chí Minh

Điện Thoại: (+8428) 3822 3652.

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 07:30-11:00 & 13:00-16:00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, tết.

Giá vé : 40.000 VNĐ/người lớn; 20.000 VNĐ/sinh viên; 10.000 VNĐ/trẻ em từ 06 đến 17 tuổi.

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Dinh Độc Lập (tên gọi trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất) là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Nổi bật bởi kiến trúc độc đáo và hiện vật lịch sử được giữ nguyên, Dinh Độc Lập được xây dựng trên diện tích 12 hecta, bao gồm một dinh thự nằm giữa khuôn viên rộng lớn trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ.

Dinh Độc Lập được xây dựng trên diện tích 12 hecta, bao gồm một dinh thự nằm giữa khuôn viên rộng lớn trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ. Dinh Độc Lập là nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Di tích lịch sử này đã được cấp quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2009. Từ Dinh Độc Lập, du khách có thể dễ dàng đi bộ tham quan Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố.


7.Địa đạo Phú Thọ Hòa

Địa đạo Phú Thọ Hòa

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 139 đường Phú Thọ Hòa ,phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM

Điện Thoại: 028 3978 9431

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00–17:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nằm ở số 139 đường Phú Thọ Hòa (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM), địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự chỉ đạo của Quận ủy quận Gò Vấp.

Tiền thân của địa đạo là những căn hầm bí mật dùng để bảo vệ và che giấu cán bộ cách mạng trong xã Phú Thọ Hòa. Đến năm 1947, đại tá Lâm Quốc Đăng và trung tướng Lê Thanh chủ trương chỉ đạo một số cán bộ nòng cốt về phát triển hầm bí mật ra các cấp, đào địa đạo chiến Phú Thọ Hòa để bộ đội về bám trụ chiến đấu.

Chiều dài địa đạo theo đường chim bay khoảng hơn 1km, chiều dài chạy theo địa hình là hơn 10km. Trên mặt đất được đào thêm hầm chiến đấu lộ thiên hình chữ L và giao thông hào, trồng thêm tre, dứa dọc theo bờ tạo thành địa hình địa vật chiến đấu liên xã gồm Phú Thọ Hoà, Bình Hưng Hòa, Tân Sơn Nhì.

Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), địa danh còn mới lạ với nhiều người trẻ hôm nay khi đặt cạnh những di tích địa đạo Củ Chi, hay Vịnh Mốc. Không nhiều người biết rằng, đây là một công trình đầy sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân Lộc Hòa, Phú Thọ, làm bàn đạp tấn công vào thành phố, gây thiệt hại nặng nề cho địch.


8.Lăng Tả tướng Lê Văn Duyệt

Lăng Tả tướng Lê Văn Duyệt

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 01 đường Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764[2] – 28 tháng 8 năm 1832) còn gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam thời Nguyễn. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Khi chiến tranh kết thúc và nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một đại thần, phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.

Ông nội ông gốc Quảng Ngãi, vào Tiền Giang lập nghiệp nên ông sinh ra tại Tiền Giang. Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội Gia Định, cùng chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm tổng trấn Gia Định.

Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam bộ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.[3] Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của vua này.[4] Những việc này đã khiến ông thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho phá mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã nổi dậy chống lại triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt tiếp tục bị truy tội đến mãi đời Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được phục hồi danh dự.

Lăng rộng 18.500 m², nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao sát bên chợ Bà Chiểu. Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500 m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây mở ra đường Vũ Tùng. Kiến trúc lăng mộ từ cổng Tam quan vào gồm: nhà bia - lăng mộ - miếu thờ.


9.Cầu Mống

Cầu Mống

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Cầu Mống là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này.

Cầu có một nhịp, theo dạng vòm cong như cầu vồng nên có tên gọi là cầu Mống, được xây dựng từ những năm 1893 – 1894, là một trong những cây cầu đầu tiên do người Pháp xây dựng nhằm giảm bớt giao thông trên cầu Quay (tiền thân cầu Khánh Hội ngày nay).

Kỹ thuật xây dựng cầu độc đáo, chỉ có một hệ thống cầu vượt bằng thép dài 128m, rộng 5,2m, lề 0,5m, không tay vịn, theo kỹ thuật Eiffel và do Levallois – Perret – một chi nhánh của công ty Eiffel ở Sài Gòn thực hiện. Phần chịu lực của cầu dồn về phía các mố cầu, phần ở giữa cao hơn nên không gây cản trở đến việc đi lại của các ghe thuyền di chuyển trên rạch Bến Nghé. Dốc cầu được xây bằng đá và độ dốc vừa phải, hai bên đầu cầu có cầu thang lên xuống dành cho người đi bộ. Đây được xem là cây cầu sắt hiện đại nhất lúc bấy giờ.


10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 17 đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1

Điện Thoại: 028 3821 7857

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 7.30 - 17.00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Tòa nhà trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM được xây dựng vào năm 1929-1930. Tòa nhà tọa lạc ngay bên bến Chương Dương nhìn ra rạch Bến Nghé, có mặt bằng hình chữ nhật gồm một tầng hầm, tầng trệt và hai tầng lầu.

Phong cách kiến trúc của tòa nhà rất đặc biệt, đó là sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với đường nét kiến trúc Chăm, Khmer, thể hiện ở hình khối, mô tip trang trí các mặt đứng, cột, rào lưới, cửa sắt, hành lang, lan can, ban công, góc mái, trán cửa, ... Đặc trưng trang trí những môtip hoa sen, dây lá, các hình tượng tựa đầu chim thần Garuda, rắn Naga cách điệu; thanh cuộn cửa sổ”.


11.Cột cờ Thủ Ngữ

Cột cờ Thủ Ng

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Công trình cột cờ Thủ Ngữ tọa lạc trên mũi đất ở ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé; ngày nay, tiếp giáp tuyến đường Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt; giáp bên công trình cầu Khánh Hội.

Cột cờ được xây dựng với mục đích quan sát tàu thuyền qua lại trên sông sài Gòn. Trên chóp cột cờ, người ta treo ám hiệu báo tin cho tàu bè biết lệnh để tránh nạn nguy hiểm khi tàu thuyền qua lại trên sông. Ban ngày trên chóp cột cờ treo cờ bằng vải màu hoặc quả bóng sơn đen. Ban đêm treo đèn khi thì màu trắng khi thì màu đỏ.

Ngày nay, cột cờ Thủ Ngữ không còn giữ chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào sông Sài Gòn, mà trở thành điểm ngắm cảnh, tham quan tìm hiểu cội nguồn - nơi ghi dấu những giá trị lịch sử hình thành và phát triển của thành phố - cho bao thế hệ người dân.

Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX đến nay đã hơn 150 năm, sự hình thành và lưu truyền về lịch sử cột cờ Thủ ngữ tại bến Bạch Đằng là đóng góp phong phú cho danh mục các địa danh xưa khi tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 4.2009, UBND TP.HCM đã bàn giao công trình cột cờ Thủ Ngữ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trùng tu. Hiện nay, mặt bằng cột cờ Thủ Ngữ được bố trí theo hình ngôi sao 8 cánh như mặt bằng thành Gia Định xưa (thành Bát quái), gồm ba tầng giật cấp thụt vào, và giữ nguyên hiện trạng của cột cờ Thủ Ngữ tạo thành điểm nhấn cảnh quan và biểu tượng cổng vào của thành phố theo đường thủy, là điểm mở đầu của trục đường Hàm Nghi và Nguyễn Huệ.


12.Trường THPT Marie Curie

Trường THPT Marie Curie

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 159 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Trường Trung học Phổ thông Marie Curie là một trong những công trình trường học được xây dựng theo lối kiến trúc rất riêng của thời Pháp những năm đầu thế kỷ XX tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Trường được thiết lập và tồn tại đến nay đã gần 100 năm, các khối nhà được giữ gìn, bảo tồn khá tốt; phản ánh các đường nét của kiến trúc Tây Âu thời phục hưng

Ngay khi Pháp chiếm xứ Nam Kỳ (Cochinchine) người Pháp đã thiết lập trường học để giảng dạy tiếng pháp và tiếng An Nam, mở trường bổn quốc và trường nữ (trường nữ là Trường Marie Curie sau này).

Trường mang tên nữ bác học Marie Curie từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh, với tên gọi ban đầu là Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp (Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles Françaises) Lycée Marie Curie.

Năm 2015, trường được UBND TP.HCM công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – danh lam thắng cảnh của thành phố.


13.Trường Trung học Lê Quý Đôn (Trường THCS – Trường THPT)

Trường Trung học Lê Quý Đôn (Trường THCS – Trường THPT)

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 110 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: http://www.thpt-lequydon-hcm.edu.vn

Điện Thoại: (08) 39305260

Email: lequydonhighschool@gmail.com

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất


Công trình kiến trúc Trường Trung học Lê Quý Đôn là một trong những công trình trường học được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp những năm cuối thế kỷ XIX tại thành phố Sài Gòn (nay là thành phố hồ Chí Minh). Trường được thiết lập và tồn tại đến nay đã 135 năm, các khối nhà được giữ gìn, bảo quản tốt. Khối cổng, hai nhà giáp cổng, mái đón và dãy nhà A là những phần công trình được bảo tồn gần như nguyên vẹn kiểu dáng kiến trúc cổ của ngôi trường năm xưa.

Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833).

Việc mở rộng nhận học sinh người Việt (phải có quốc tịch Pháp) được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học trò Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

Năm 1954 Trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào "Ánh Sáng" thế kỷ XVIII) nhằm tránh gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29 tháng 8 năm 1977, UBND Thành phố ký Quyết định thành lập trường PTTH Lê Quý Đôn.

Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

Từ điển thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh do hai tác giả Thạch Phương và Lê Trung Hoa chủ biên cũng khẳng định: Năm 1874, thành lập Trường Collège Chasseloup Laubat. Như vậy có thể khẳng định, Lê Quý Đôn là trường trung học cổ nhất Sài Gòn hiện nay với hơn 140 năm tuổi và được chọn là một trong những di tích văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh.


14.Khu du tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Khu du tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Khu vưc: Ngoại Thành

Địa Chỉ: Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh

Website: http://diadaocuchi.com.vn/

Điện Thoại: (028) 37948 830 Fax: (028) 37948 761

Email: khudtlsdiadaocuchi@gmail.com

Facebook: @diadaocuchi2017

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, là một công trình độc đáo với hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, dài trên 200km, trong đó bao gồm nơi ăn ở, hội họp, chiến đấu... Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Trước khi tiến vào địa đạo Củ Chi, du khách sẽ được xem phim tài liệu về quá trình chiến đấu anh dũng của người dân nơi đây và sau khi tham quan, du khách có thể thử bắn súng đạn thật. Du khách có thể mua tour xe đạp từ trung tâm thành phố hoặc thuê xe gắn máy đến địa đạo. Tuy nhiên tốt hơn cả là nên mua tour trong ngày đi tham quan Củ Chi.



Điểm tham quan du lịch khác tại Tp Hồ Chí Minh



Cẩm Nang Du Lịch Tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn)