Điểm tham quan tại Hà Nội

IV. DU LỊCH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TẠI HÀ NỘI



1. Ca Trù Hà Nội - Đình Kim Ngân

Ca Trù Hà Nội - Đình Kim Ngân

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 91.351.5351

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Ca trù được định hình với tư cách là một thể loại ca nhạc có đặc trưng, phong cách riêng vào khoảng thế kỷ 15. Tuỳ từng địa phương, từng không gian diễn xướng mà hát Ca trù còn được gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò hay hát ca công.

Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng với một số trò diễn và múa dân gian. Chính vì vậy, Ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.

Ca trù hiện có ở 14 tỉnh, thành trong cả nước: miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc); miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình); miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).

Đặc biệt, Hà Nội được xem là nơi sở hữu “vốn” Ca Trù phong phú và đa dạng nhất. Tại Thủ Đô hiện có 14 câu lạc bộ. Một trong số đó là đình Kim Ngân tại 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội. Câu lạc bộ Ca Trù tại đền Kim Ngân tổ chức diễn đều đặn vào tối thứ 4, thứ 6 và chủ nhật. Tại đây, những câu hát Ca Trù dung dị, những tiếng đàn tiếng phách trong trẻo, nhịp nhàng được vang lên, hoà quyện vào khung cảnh cổ kính, trang nghiêm của đình Kim Ngân. Mỗi đêm diễn thu hút hàng chục người đến xem, đa số là du khách nước ngoài.


2. Nhà hát chèo Hà Nội

Nhà hát chèo Hà Nội

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 15 Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng

Điện Thoại: +84 4 3943 7361

Web: cheohanoi.vn/

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà hát Chèo Hà Nội là đơn vị hoạt động nghệ thuật, được nâng cấp từ Đoàn Chèo Hà Nội có trụ sở đặt tại: số 15 phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Nhà hát Chèo Hà Nội, tiền thân là Đoàn Lạc Việt, sau đổi tên là Kim Lan, diễn tại rạp Lạc Việt (Hà Nội) từ trước ngày giải phóng thủ đô (1954). Ngày 1.1.1966, sáp nhập với Đoàn Chèo Quân đội thành Đoàn Chèo Hà Nội. Đoàn Chèo Hà Nội tiếp thu được truyền thống của Đoàn Kim Lan, nơi hội tụ những nghệ nhân chèo xuất sắc như Ba Nghị, Cả Lễ, Tư Liên, Hoa Tâm. Đoàn có dàn kịch mục phong phú, gồm 34 nhiều diễn. Các vở chủ yếu: "Kim Nham", "Lưu Bình Dương Lễ", "Quan Âm Thị Kính", "Ai mua hành tôi", "Thạch Sanh", "Tấm Cám", "Cô Son", "Tú Uyên Giáng Kiều", "Sợi tơ vàng", "Ni cô Đàm Vân", vv. Được Nhà nước thưởng 3 Huân chương Lao động (1 hạng nhì và 2 hạng ba).


3. Nhà hát chèo Việt Nam

Nhà hát chèo Việt Nam

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 71 Kim Mã, Ba Đình

Điện Thoại: (+84) 243.837.3073

Web: http://nhahatcheovietnam.vn/

Email: info@nhahatcheovietnam.vn

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà hát Chèo Việt Nam là trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và đào tạo nghệ thuật Chèo (thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch), tiền thân là Tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, thành lập năm 1951 tại Việt Bắc.

Nhà hát đã tập hợp các nghệ nhân ưu tú trong một chương trình khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật Chèo. Trên cơ sở đó, Nhà hát đã phục hồi, chỉnh lí, cải biên thành công những vở Chèo truyền thống tiêu biểu như: “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Xuý Vân”, “Từ Thức”, “Trương Viên”

Trải qua 65 năm hoạt động với vai trò một đơn vị đầu ngành, Nhà hát Chèo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, với những vở diễn luôn theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Các vở diễn của Nhà hát gồm đủ các đề tài khác nhau, đa số đều là những tìm tòi sáng tạo với mục đích đưa nghệ thuật Chèo truyền thống phát triển và thích ứng với thời đại mới. Nhiều vở diễn đã được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đã được tặng huy chương vàng, bạc và các giải thưởng cao trong các kì hội diễn, liên hoan sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc: “Chị Trầm”, “Con trâu hai nhà”, “Cô gái Sông Lam”, “Tình rừng”, “Lọ nước thần”, “Sông Trà Khúc”, “Vòng phấn Cáp-ca-dơ”, “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Lý Nhân Tông kế nghiệp”, “Tô Hiến Thành”, “Hồ Xuân Hương”, “Vua Chổm”…

Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền đất nước, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu.


4. Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam

Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 16 Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 243.938.1173

Web: bongsenwaterpuppet.com

Email: lotuswaterpuppet@gmail.com

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Múa rối nước Bông Sen” là chương trình quy tụ nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ lão làng từ nhiều làng nghề truyền thống về nghề rối trong cả nước. Dưới con mắt tinh tường của những đạo diễn tài ba, nghệ thuật cổ truyền độc đáo Múa rối nước duy nhất chỉ có ở Việt Nam được “Múa rối nước Bông Sen” thổi hồn như một làn gió mới, đậm chất truyền thống, pha chút đương đại và mang tính thời cuộc, gần gũi với nhịp sống mới.

Các chương trình Múa rối nước Bông Sen đặc sắc có lịch biểu diễn hàng ngày với các suất diễn: 14:45 - 16:00 - 17:15 - 18:30 và nhận đặt lịch theo yêu cầu.


5. Nhà hát tuồng Việt Nam - Rạp Hồng Hà

Nhà hát tuồng Việt Nam - Rạp Hồng Hà

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 51A Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 243.825.2803

Web: honghatheatre@gmail.com

Email: www.vietnamtuongtheatre.com/vi/rap-hong-ha

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Trải qua một chặng đường 55 năm kế thừa, gìn giữ và phát huy nghệ thuật sân khấu Tuồng truyền thống của dân tộc, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã tập trung sức lực và trí tuệ của các tác giả, đạo diễn, nghệ nhân , nghệ sĩ, diễn viên khai thác, dàn dựng 88 tác phẩm sân khấu Tuồng thuộc nhiều đề tài : Truyền thống, lịch sử, dân gian, hiện đại, nước ngoài. Trong đó có hàng loạt các vở Tuồng cổ mẫu mực: Sơn Hậu, Đào Tam Xuân loạn trào, Triệu Đình Long cứu chúa, Đào Phi Phụng, Ngoại Tổ dâng đầu, Phụng Nghi đình, Nghêu-Sò-ốc-Hến, Mục Quế Anh dâng cây, Nhất Điện thị hàm oan, Thất hiền quyến Trương Đồ Nhục, Lý Phụng Đình...

Ngoài các vở Tuồng cổ, hàng chục trích đoạn đặc sắc cũng được chọn lọc, khai thác, phục hồi: Ôn Đình chém Tá, Đào Tam Xuân đề cờ, Châu Sáng qua sông, Châu Sương cấy râu, Hồ Nguyệt Cô hoá cáo, Xuân Đào cắt thịt, Triệu Tử đoạt A Đẩu, Nữ Vương xé nộm, Trụ Vương dỡn tượng, Ông già cõng vợ đi xem hội... được đầu tư, tinh luyện để biểu diễn, nghiên cứu giới thiệu nghệ thuật và truyền dạy cho các thế hệ diễn viên trẻ. Những tác phẩm Tuồng cổ, những trích đoạn mẫu mực đó là cây đại thụ lưu giữ và chuyển tải nguồn nhựa sống dồi dào của nghệ thuật Tuồng đến muôn triệu tâm hồn người Việt Nam và khán giả trên khắp năm châu, bốn biển.


6. Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 01 Tràng Tiền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 243.933.0113

Web: http://www.hanoioperahouse.org.vn/

Email: hnopera@hanoioperahouse.org.vn

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc có một không hai với những giá trị kiệt xuất về lịch sử, văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật. Một thành phần hiếm có của đô thị và kiến trúc thủ đô góp phần tạo lập bộ mặt đất nước ta ngày nay trong lĩnh vực văn hoá, tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự mở rộng giao lưu văn hoá, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt trong công cuộc chấn hưng văn hoá dân tộc.

Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Lịch biểu diễn thời đó một tuần có 4 lần vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.


7. Nhà hát múa rối Thăng Long

Nhà hát múa rối Thăng Long

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 57B Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 243.825.5450

Web: http://thanglongwaterpuppet.org/

Email: thanglong.wpt@fpt.vn

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà hát được thành lập tháng 10/1969 với tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng, có nhiệm vụ chuyên biểu diễn rối cạn phục vụ thiếu nhi Thủ đô. Năm 1975, đổi tên là Đoàn múa rối Hà Nội. Năm 1993, Đoàn có trụ sở riêng tại 57B Đinh Tiên Hoàng (Rạp Kim Đồng) mang tên Nhà hát Múa rối Thăng Long - Hà Nội.

Rạp có gần 300 chỗ, khang trang thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông…Điều khác biệt của Nhà hát Múa rối Thăng Long là đã tạo được bước đi cho riêng mình. Nhà hát luôn đặt yếu tố dân tộc, truyền thống lên hàng đầu, chú trọng phát triển theo phương châm kế thừa nhưng không dập khuôn, từng bước khôi phục, làm mới các tích trò cổ, bổ sung vào chương trình biểu diễn. Nhà hát đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ Liên hoan múa rối trong nước và quốc tế. Nhiều nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu: Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú…

Với thế mạnh sẵn có của một đơn vị nghệ thuật, Nhà hát Múa rối Thăng Long, luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội, hy vọng được quý khách trong, ngoài nước biết đến nhiều hơn, thêm cơ hội tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp mộc mạc và ý nghĩa biểu tượng phong phú của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Chương trình biểu diễn vào tất cả các ngày trong tuần với 5 suất diễn: 15h00, 16h10, 17h20, 18h30, 20h00 đáp ứng tốt nhất nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của du khách.


8. Ca Trù Thăng Long - Đền Quan Đế

Ca Trù Thăng Long - Đền Quan Đế

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 28 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm

Điện Thoại: (+84) 122.326.6897

Web: catruthanglong.com

Email: info@catruthanglong.com

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời, hết sức độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, mang tư tưởng và triết lý sống của người Việt sâu sắc.

Ra đời từ sớm, Ca trù được hoàn thiện cơ bản về lối hát chơi vào thế kỷ XV, và trải qua quá trình phát triển lâu dài, Ca trù đã xâm nhập vào hầu hết các mặt của đời sống người Việt, khẳng định tư cách độc lập và độc đáo trong bức tranh văn hóa chung của dân tộc.

Sự hồi sinh của nghệ thuật Ca trù trong khoảng vài năm trở lại đây ít nhiều ghi dấu ấn của các câu lạc bộ Ca trù, mà hoạt động của họ dần dà đã đem đến cho nghệ thuật Ca trù hơi thở mới.

Được thành lập vào tháng 8/2006 với mong muốn bảo tồn nghiệp tổ Ca Trù, Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long hiện là nhóm đi tiên phong trong việc phục hồi hình thức Hát Cửa Đình với đầy đủ các thể thức như dàn bát âm và các làn điệu múa hát cổ cửa đình.

Vào dịp cuối tuần, bầu đoàn đào nương, kép đàn CLB Ca trù Thăng Long lại "đỏ đèn" biểu diễn và giới thiệu Ca trù vào 8:00pm thứ 7 hàng tuần tại 28 Hàng Buồm đền Quan Đế.


9. Nhà hát múa rối Việt Nam

Nhà hát múa rối Việt Nam

Khu vưc: Nội thành

Địa Chỉ: Số 361 Trường Chinh, Khương Trung, Thanh Xuân

Điện Thoại: (+84) 243.853.4545

Web: http://nhahatmuaroivietnam.vn/

Email: nhahattw@vnn.vn

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà hát múa rối Việt Nam - Trung tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất của cả nước với chức năng bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống. Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, nơi hội tụ những nhà nghiên cứu, tác giả, đạo diễn, hoạ sỹ tạo hình, trang trí mỹ thuật và nghệ sỹ biểu diễn múa rối hàng đầu của Việt Nam với 5 Nghệ sỹ nhân dân, 25 Nghệ sỹ Ưu tú và nhiều tài năng nghệ sỹ trẻ xuất sắc.

Hiện tại Nhà hát có ba sân khấu biểu diễn: 1 sân khấu biểu diễn rối cạn và 2 sân khấu biểu diễn múa rối nước (1 sân khấu trong rạp và một Thủy đình). Bên cạnh đó là sân khấu múa rối lưu động sẵn sàng đáp ứng các hợp đồng biểu diễn trong và ngoài nước. Chương trình nghệ thuật của Nhà hát luôn được đổi mới, thích ứng với nhịp độ phát triển của xã hội. Những năm gần đây, Nhà hát đã thử nghiệm thành công một số vở diễn theo hình thức mới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa rối nước và rối cạn, nhằm làm mới hơn, hấp dẫn hơn múa rối nước truyền thống. Nhiều tác phẩm Hồn quê, Truyện cổ Andecxen, Giấc mơ bí ẩn của Tễu và Kangoroo, Không gian trắng, Chuyện tình Dạ Trạch… đã mang đến một diện mạo mới cho múa rối nước truyền thống. Nhiều vở diễn, chương trình rối cạn với những thử nghiệm đầy mới lạ, hấp dẫn đã gây được tiếng vang, giành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan trong nước và Quốc tế: Chuyện tò he, Hồn khí Thăng Long, Vịt con xấu xí, Trăng trẻ thơ, Nhịp điệu quê hương, Aladanh và cây đèn thần, Nhịp điệu quê hương, Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, Xúy Vân giả dại, Phù thủy sợ ma…



Điểm tham quan du lịch khác tại Hà Nội



Cẩm Nang Du Lịch Hà Nội