Điểm tham quan tại Tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

III. Du lịch tâm linh Tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn)



1.Chùa Vĩnh Nghiêm

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3848 3153

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 06:00–20:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Chùa Vĩnh Nghiêm

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3848 3153

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 06:00–20:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20[2]. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.

Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hoà về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử đóng góp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v...

Riêng quả Đại hồng chung có tên là "Chuông Hòa bình" thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến.


2.Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3865 3933

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Chùa Giác Lâm còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam .

Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Từ năm 1744 đến năm 1774, chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến trụ trì chùa hay không, vì thiếu tài liệu [4]. Chỉ biết vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Chùa đã được trùng tu lớn ba lần. Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798[5]–1804. Đến năm 1906–1909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.


3.Điện Ngọc Hoàng

Điện Ngọc Hoàng

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3820 3102

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự (người Pháp thì gọi là chùa Đa Kao); hiện tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì Lưu Minh là người "ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín"

Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là "Phước Hải Tự".

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.


4.Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 12 Lão Tử, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3855 3543

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội Quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào; là một ngôi chùa của người Việt gốc Hoa, hiện tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Hội Quán Ôn Lăng được xây dựng trên khuôn viên rộng 1.800 m2, kiến trúc theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa (nội công ngoại quốc) với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Đặc biệt nhất là cách tạo hình và trang trí mái ngói mang đậm nét phong cách của người Phúc Kiến, với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí.

Hội quán cất theo nhà hình chữ nhật, ở giữa bao gồm tiền điện, trung điện, chính điện và dãy nhà ngang rộng, sáng sủa, thoáng mát, nhiều gian thờ là hậu điện. Có cả thảy ba cửa vào tiền điện. Nơi cửa chính, ở hai bên là đôi kỳ lân đá uy nghi, rất mỹ thuật được mang từ Trung Quốc sang. Trên vách mặt tiền có hai bức phù điêu bằng gỗ chạm bông thếp vàng và phù điêu đắp nổi Tứ đại kim cương. Phần kiến trúc dưới mái hiên cũng được chạm trổ tinh xảo bằng các hình bông sen, tượng kỳ lân và các dây hoa...

Hội quán còn lưu giữ nhiều cổ vật có từ thời vua Quang Tự, (nhà Thanh), như trống, đỉnh gang, lư hương... Đặc biệt, có một chuông lớn đề năm Đạo Quang Ất Dậu Niên (1825). Ngoài ra, hội quán có nhiều hoành phi và câu đối với nội dung ca ngợi công đức của thần và bày tỏ ước nguyện của con người.


5.Pháp viện Minh Đăng Quang

Pháp viện Minh Đăng Quang

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Đường Mai Chí Thọ, An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3501 9988

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Pháp Viện Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 505 xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Theo đường Xa Lộ Hà Nội hướng vào thành phố, để ý bên tay trái sẽ thấy Pháp Viện, không khó để nhận thấy một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ.

Chúng tôi có nhân duyên gặp được Đại đức Thích Minh Liên cùng với những chia sẻ thú vị về ngôi Pháp viện từ thầy. Thầy cho biết, pháp viện này do HT. Thích Giác Nhiên – nguyên Trưởng Giáo đoàn IV hệ phái Khất sĩ cho xây dựng vào năm 1968. Đầu năm 2009, ngôi pháp viện Minh Đăng Quang làm lễ khởi công xây dựng mới. Sau hơn 5 năm tiến hành trùng tu, đến nay, ngôi pháp viện đã hoàn thành hơn 70% hạng mục. Dự kiến trong vòng 2 đến 3 năm nữa, công trình sẽ được thành tựu. Đại đức cũng cho biết thêm, công trình được xây dựng trên tổng diện tích 37.490 m2 và được đầu tư bài bản từ những công ty xây dựng uy tín, với sự tư vấn kỹ thuật, sự kiểm định về chất lượng khoa học. Hiện tại, công trình đang trong giai đoạn xây dựng 2 dãy tăng xá và dãy nhà Cửu Huyền phía sau chánh điện.


6.Đền Thờ Hùng Vương

Đền Thờ Hùng Vương

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3910 1224

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 8:00 - 16:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Đền thờ vua Hùng (còn được gọi là Đền Hùng vương hay Đền Hùng, trước đây còn có tên Đền Quốc tổ Hùng Vương), là một trong những nơi thờ vua Hùng Vương lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh; hiện tọa lạc tại số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Năm 1926, chính phủ thực dân Pháp xây dựng công trình đền thờ bên trong khuôn viên vườn Bách Thảo để tưởng niệm những người Việt Nam đi lính cho Pháp tử trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì vậy, công trình đền thờ lúc đầu mang tên “Đền Kỷ Niệm” (Temple de Souverir). Tên những người chết trận được ghi trên những bài vị bằng gỗ để thờ trong đền.

Khoảng năm 1954-1956, khi Hội khổng học được giao quản lý, Đền này được sử dụng đa tín ngưỡng, thờ Khổng tử và thờ Vua Hùng.

Trong những năm 1965 – 1966, “Hội chấn hưng tinh thần Việt Nam” có nhiệm vụ trông coi, cai quản đã đổi tên đền thành “Đền Quốc Tổ Hùng Vương”, việc thờ cúng vẫn giữ như cũ, bên cạnh đó có đặt thêm bàn thờ Hùng Vương ở chính điện và thờ Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt.


7.Hội Quán Tuệ Thành

Hội Quán Tuệ Thành

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5 , Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội quán Tuệ Thành - “Chùa Bà Thiên Hậu” hay “Chùa Bà Chợ Lớn” - một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh của người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư tại đây. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII bởi một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam, Hội quán được dùng làm nơi hội họp, quản lý di dân, giúp đỡ đồng hương, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bà. Theo truyền thuyết, Bà Thiên Hậu có khả năng đặc biệt thấy trước tương lai, cứu những người đi biển. Cho nên trên chuyến hải hành đến Việt Nam, nhóm người Hoa đã mang theo bài vị của Bà để cầu xin phù hộ bình an.

Trải qua hơn hai thế kỷ, Hội quán vẫn gìn giữ được nét đẹp của một công trình kiến trúc cổ: từ sự tinh tế, sắc sảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ trên các phù điêu hương án, các bao lam, khám thờ, liễn đối; cho đến nghệ thuật hội hoạ và thư pháp trên các tranh tường. Đặc biệt nhất là nghệ thuật - kỹ thuật chế tác các phù điêu gốm dù trăm năm mưa nắng vẫn giữ gần như nguyên vẹn đường nét và màu sắc của từng chi tiết.

Hàng năm, vào ngày 23/03 Âm lịch, Hội quán tổ chức long trọng lễ dâng hương Vía Bà, với các nghi thức truyền thống và hoạt động thu hút đông đảo cả người dân địa phương và du khách thập phương tới chiêm bái và tham dự.


8.Hội Quán Lệ Châu

Hội Quán Lệ Châu

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 586 Trần Hưng Đạo, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội quán Lệ Châu - Nhà thờ Tổ thợ Bạc, là nhà thờ tổ nghề thợ bạc, được xây dựng sớm nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả vùng Nam Bộ từ năm 1892. Tọa lạc tại số 586 đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).

Sau nhiều lần trùng tu, Hội quán vẫn giữ được những nét chạm khắc gỗ xưa tinh tế với những hiện vật quý như trống lớn và chuông cao hơn một mét, bình phong chạm khắc hương lớn bằng đồng, lư hương được chạm khắc lân với đôi mắt được điểm xuyết bằng ngọc thạch… Đặc biệt, trong Hội quán có một tủ kiếng trưng bày rất nhiều món trang sức kim hoàn bằng vàng, bằng bạc được chế tác tinh xảo qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Việt Nam.

Ngoài giá trị về kiến trúc và văn hóa, Hội quán còn là nơi để những người theo nghề thợ bạc tỏ lòng biết ơn với người đã có công sáng lập và truyền dạy nghề. Hàng năm, theo Âm lịch, Lễ Giỗ Truyền thống Tổ nghề Thợ bạc Việt Nam được tổ chức trong ba ngày từ ngày 06-08/02, quy tụ đông đảo các nghệ nhân thợ bạc từ khắp các vùng Nam Bộ.


9.Đình Minh Hương Gia Thạnh

Đình Minh Hương Gia Thạnh

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 380 Trần Hưng Đạo, Phường 11, Quận 5, Tp Ho Chi Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 12:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Đình Minh Hương Gia Thạnh (tên chính thức: 明鄉嘉盛會館, Minh Hương Gia Thạnh Hội Quán) do người Hoa sang định cư, rồi xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (Chợ Lớn ngày nay) vào đầu thế kỷ 18. Ngôi đình hiện tọa lạc tại 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Là một trong những ngôi đình xưa nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đình Minh Hương Gia Thạnh do người Minh Hương đến Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII xây dựng vào năm 1789. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị: Ngũ Thổ Tôn Thần, Ngũ Cốc Tôn Thần và Đông Trù Tư Mệnh.

Ngoài ý nghĩa là một di tích minh chứng sự hình thành của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, Đình còn là một công trình giá trị về kiến trúc, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ mang phong cách Việt Nam thế kỷ XIX.

Đình Minh Hương Gia Thạnh được xây dựng dựa trên mô thức một ngôi đình truyền thống Nam Bộ kết hợp với những nét kiến trúc mỹ thuật riêng của cư dân Hoa kiều tạo nên một nét khác biệt mà nhiều hội quán khác của người Minh Hương không có. Lễ tế quan trọng nhất của Đình là lễ Kỳ Yên được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch hằng năm.


10.Hội Quán Phước An

Hội Quán Phước An

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 184 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội quán Phước An (còn gọi là chùa Minh Hương, thờ Ông Quan Đế) được xây dựng lại trên nền một ngôi miếu có từ năm 1865. Đến năm 1902, ngôi miếu được thương gia người Hoa Quách Lai Kim vận động quyên góp tiền của để xây dựng lại ngôi miếu với qui mô như ngày nay và được gọi là Hội quán Phước An. Ngày 27 tháng 04 năm 2009, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã xếp hạng Hội quán Phước An là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố theo Quyết định số 1767/QĐ-UBND.

Hội quán được xây dựng trên nền tảng ngôi miếu cổ An Hòa từ năm 1865 và được trùng tu vào năm 1902. Tuy đã trải qua khoảng thời gian dài, nhưng Hội quán vẫn giữ được diện mạo kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cũng như các cổ vật được bảo tồn nguyên vẹn. Hội quán nổi tiếng về giá trị kiến trúc, nghệ thuật trang trí, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên 24 bức hoành phi, 4 tấm biển gỗ lớn và 8 cặp liễn đối, các nghệ nhân ngày xưa đã dùng kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi để tạo ra các dây hoa, rồng, phụng xen với các nét chữ Hán mạnh mẽ và uyển chuyển nhằm truyền tải tấm lòng tôn kính đối với chí khí và sự nghiệp của các vị thánh, thần được tôn thờ tại đây.

Hội quán thờ phụng nhiều nhân vật lịch sử và tín ngưỡng như: Quan Thánh Đế Quân, Quan Âm Bồ Tát, Phật Di Lặc, Ngũ Hành Nương Nương….Hàng năm, ngày Vía Quan Thánh Đế Quân (ngày 13 tháng Giêng Âm lịch) được tổ chức rất trọng thể và thu hút đông đảo du khách đến dâng hương


11.Hội Quán Nhị Phủ

Hội Quán Nhị Phủ

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 264 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3855 3187

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn; là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội quán Nhị Phủ là một trong những ngôi miếu cổ xưa nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, do nhóm người Hoa ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến) xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVII để thờ cúng và làm nơi gặp gỡ giao lưu giữa những người đồng hương. Vị thần thờ chính là Ông Bổn tức Phúc Đức Chính Thần - vị thần bảo hộ đất đai và con người theo tín ngưỡng của người Hoa.

Nét nổi bật trong kiến trúc của Hội quán là mái nhà cong hình thuyền, có trang trí phù điêu rồng, cá chép được ghép lại bằng những mảnh sứ rất công phu. Là một công trình kiến trúc đặc sắc với nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo, Hội quán không chỉ thể hiện sự giao lưu văn hóa Hoa - Việt mà còn đánh dấu quá trình định cư và hội nhập của nhóm người Hoa Phúc Kiến.

Hàng năm, theo Âm lịch, Hội quán Nghị Phủ tổ chức nhiều ngày cúng tế thu hút đông đảo người dân đến chiêm bái. Hai ngày lễ tế chính là ngày sinh và ngày mất của Ông Bổn vào Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Tám. Vào những ngày này, Hội quán diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như múa Lân – Sư – Rồng, biểu diễn nhạc cổ Phước Kiến…


12.Đình Thần Chí Hòa

Đình Thần Chí Hòa

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 475, Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Đình Chí Hòa, trước có tên là đình Hòa Hưng (vì tọa lạc trên phần đất của làng Hòa Hưng), sau đổi tên là đình Chí Hòa (vì làng đổi tên); hiện nay toạ lạc trong con hẻm số 475 đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường 13, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại thành phố này, và đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 1460 - QĐ/VH ký ngày 28 tháng 6 năm 1996. Trong 3 ngày (16, 17, 18 tháng 2 âm lịch), Ban quản trị đình đã long trọng tổ chức lễ hội "Đáo lệ Kỳ Yên" với sự tham gia của đông đảo bá tánh xa gần...

Đây là ngôi Đình dù chưa xác định được chính xác năm xây dựng, nhưng không ít người đều khẳng định Đình phải có gần 300 năm tuổi. Ngôi Đình cổ kính và lâu đời này từng được Vua Tự Đức đời thứ 5 ban sắc phong ngày 29.11 năm Nhân Tý 1852. Nơi đây, Cụ Võ Trường Toản đã từng dạy học, ông đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, đến nay di bút của ông còn in sâu trên cặp Liễn treo trước chính điện Đình. Phan Xích Long cũng từng mượn Võ ca của Đình để làm nơi dạy võ chống thực dân. Đình Thần Chí Hòa trong thời kỳ chiến tranh cũng là nơi che giấu cán bộ Cách mạng hoạt động bí mật. Ngày 16.2.1997 (Âm lịch) Đình Thần Chí Hòa được Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.


13.Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3930 7605

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Chùa Xá Lợi (舍利寺) là một ngôi chùa lớn và là một di tích cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3, trong một khuôn viên rộng 2.500 m².

Chùa do Hội Phật học Nam Việt (thành lập ngày 19 – 9 – 1950) đứng ra xây cất với sự đóng góp của các Chi hội và Tỉnh hội 21 tỉnh miền Nam.

Chùa khởi công xây dựng vào ngày 05 – 8 – 1956 dưới sự đôn đốc của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận thi công theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, diện tích hơn 2.500 m2 . Chùa được khánh thành vào các ngày 2, 3, 4 – 5 – 1958.

Chùa có kiến trúc theo lối mới, xây lầu, trên là bái đường, dưới là giảng đường. Toàn thể ngôi chùa có: cổng tam quan, ngôi chánh điện, giảng đường, tháp chuông 7 tầng, thư viện, phòng đọc sách, khu tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng Ban quản trị, phòng khách, đoàn quán gia đình Phật tử, phòng phát hành kinh sách và nhà vãng sanh.

Cổng chính của chùa mở ra hướng Đông Bắc, phía đường Bà Huyện Thanh Quan. Sau tam quan có tháp chuông 7 tầng cao 32m được khởi công xây dựng ngày 15 – 12 – 1960, khánh thành ngày 23 – 12 – 1961. Đại hồng chung cân nặng 2 tấn, đường kính 1,2m, cao 1,6m, rót đồng tại phường Phường Đúc, Huế ngày 15 – 4 – 1961 (01 – 3 năm Tân Sửu) theo mẫu của đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Huế. Đại hồng chung được treo lên tháp ngày 17 – 10 – 1961 dưới sự chứng minh của cố Hòa thượng Thích Tịnh Khiết.

Chánh điện ở lầu 1 được bài trí tôn nghiêm. Tượng đức Phật Thích Ca được tôn trí tại đây là một tác phẩm mỹ thuật bằng đá nhân tạo màu hồng, cao 6,5m do ông Chánh Trí Mai Thọ Truyền đặt họa sĩ, điêu khắc gia Lê Văn Mậu tạc. Tượng đức Phật được làm lễ an vị vào ngày 12 – 2 – 1958 (24 – 12 năm Đinh Dậu). Pho tượng đã được tạp chí ASIA giới thiệu khắp thế giới thời bấy giờ.

Ở trên tường chung quanh chánh điện, có 15 bức tranh khổ lớn về sự tích đức Phật Thích Ca từ sơ sinh đến thành đạo, nhập niết bàn do họa sĩ Nguyễn Văn Long thực hiện vào các năm 1958.

Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.

Chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hằng ngày và nghe giảng pháp vào các buổi sáng chủ nhật trong tuần.


14.Hội Quán Hà Chương

Hội Quán Hà Chương

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 802 Nguyễn Trãi , Phường 14, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, hay còn được gọi là chùa Ông Hược. hoặc chùa Bà Hà Chương; hiện tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).

Hội quán Hà Chương do những người Hoa gốc phủ Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến) xây dựng trước năm 1809, được dùng làm nơi thờ cúng, tổ chức lễ hội của cộng đồng người Hoa. Vị thần được thờ chính ở Hội quán là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngoài ra, còn thờ Chúa Sinh Nương Nương, Phúc Đức Chính Thần, Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng Đại Đế.

Nét nổi bật nhất trong kiến trúc là dáng mái võng xuống và hai cặp cột đá nguyên khối được chạm trổ hình rồng uốn quanh, trên lưng chở bốn vị trong Bát Tiên.

Hàng năm, Hội quán có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu vào ngày 23/03 và ngày Cúng Cô Hồn vào ngày 09/07 Âm lịch thu hút rất nhiều du khách đến hành lễ.


15.Hội Quán Ôn Long

Hội Quán Ôn Long

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 12 đường Lão Tử, Phường 11, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3855 3543

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Hội Quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào; là một ngôi chùa của người Việt gốc Hoa, hiện tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).

Hội quán Ôn Lăng - Chùa Quan Âm - thu hút rất nhiều thiện nam tín nữ đến cúng bái. Hội quán được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVIII, vừa là trụ sở của người Hoa quê ở phủ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) vừa là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu - vị nữ thần thường cứu giúp người đi biển.

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Hội quán là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, nổi bật nhất là giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Kiến trúc ảnh hưởng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa, đặc biệt các tạo hình và trang trí mái ngói lợp ống mang đậm phong cách của người Phúc Kiến. Các cửa trước được trang trí chạm bông thếp vàng và phù điêu đắp nổi, trên các bức tường được điểm họa bằng phong cảnh Trung Quốc từ thời Quan Công. Theo phong thủy, phía trước di tích phải có một hồ, ao để trấn mạch, tụ khí cho miếu thờ được linh thiêng. Vì vậy, năm 1809, Ban Quản trị Hội quán đã xây dựng một hồ cá phóng sinh ở phía đối diện Hội quán.

Ngày nay, không chỉ riêng người Phúc Kiến mà đông đảo người Hoa, người Việt, du khách nước ngoài… đến Hội quán để bày tỏ lòng thành với các vị thần, đồng thời chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật ghi dấu lịch sử văn hóa của Sài Gòn xưa


16.Hội Quán Nghĩa An

Hội Quán Nghĩa An

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: Số 678 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3855 8675

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giờ mở cửa: 08:00 – 16:00 mỗi ngày

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán, là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Hoa gốc Triều Châu; hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Vì vậy, ngày 7 tháng 11 năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định số 43-VH/QĐ công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hội quán mang nhiều giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm đá và chạm gỗ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với những cột gỗ cao treo câu đối, những bao lam cửa chạm hai mặt, bao lam khám thờ,... được chạm trổ tinh tế từ những điển tích cổ xưa đến những hoạt động sinh hoạt đời thường như: gánh nước, đốn củi...; từ những con vật trong tứ linh cho đến tôm, cua, cá, mực... Qua hai thế kỷ tồn tại, Hội quán là nơi bảo tồn những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng và cả những hiện vật quý giá của cộng đồng người Triều Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hằng năm, theo Âm lịch, Hội quán có hai lễ lớn và quan trọng nhất là Lễ Nguyên Tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng và ngày Vía Ông vào ngày 24/06 với sự tham gia không chỉ của cộng đồng người Hoa mà còn rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái với màn mở đầu là biểu diễn múa Lân – Sư – Rồng.


17.Nhà Thờ Chợ Quán

Nhà Thờ Chợ Quán

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 120 Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3923 5067

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà thờ Chợ Quán (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Chợ Quán. Nhà thờ có kiến trúc Gothique, Là một trong những nhà thờ lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh được người Pháp xây dựng hơn 100 năm trước với kiến trúc Gothic.

Năm 1882, linh mục chánh xứ Nicôla Hamm (Tài) khởi công xây dựng nhà thờ mới. Công trình này kéo dài suốt 14 năm, trải qua sáu đời chánh xứ đến năm 1896 thì hoàn tất. Ngôi nhà thờ mới khánh thành vào mùng 4 Tết Bính Thân (năm 1896) và tồn tại đến nay.

Công trình mang kiến trúc Gothic, các cánh cửa đều theo cấu trúc mái vòm cong, những cột đá to với những hoa văn độc đáo và lợp ngói đỏ. Tháp chuông nhà thờ gồm có ba tầng: tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng mái trên cùng với tổng cổng năm quả chuông: hai quả chuông kéo trong ngày thường, hai quả chuông dùng cho các dịp lễ quan trọng và một quả chuông để báo tử. Trong dịp lễ đặc biệt thì mới kéo tất cả năm quả chuông cùng một lúc. Mặt bên nhà thờ đơn giản với dãy cửa sổ vòm, gờ chỉ, cửa sổ lá xách kính, bộ mặt kiến trúc bề ngoài công trình mang chung một gam màu vàng nhạt.

Đến nay, nhà thờ Chợ Quán vẫn được đánh giá là uy nghi, đồ sộ nhất khu vực Chợ Lớn. Chợ Quán là một trong những họ đạo lâu đời nhất của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có ngôi nhà nguyện đầu tiên vào năm 1674 do giáo dân từ miền Bắc và miền Trung vào xây dựng.


18.Thánh đường Hồi Giáo Chợ Lớn

Thánh đường Hồi Giáo Chợ Lớn

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 66 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1.

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman nằm ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TP HCM. Đây là thánh đường nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn, với diện tích khoảng 2.000 m2. Được xây dựng từ năm 1935, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ tại Sài Gòn. Đây là một công trình kiến trúc lâu đời mang đậm dấu ấn của người Ấn Độ theo đạo Hồi ở phía Nam Việt Nam.

Thánh đường do cộng đồng Ấn kiều quyên góp tiền xây dựng, phục vụ nhu cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ tại Sài Gòn. Thánh đường có phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á với những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề.

Thánh đường Hồi giáo không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng mà còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tín đồ Hồi giáo. Theo nghi thức đạo Hồi, lễ cầu nguyện được tổ chức tại đây năm lần một ngày. Riêng về mặt kiến trúc, thánh đường Hồi giáo này là công trình kiến trúc tôn giáo với phong cách mới lạ, bố trí không gian hài hòa, đóng góp vào sự đa dạng cho bộ mặt kiến trúc của thành phố.


19.Đền Hindu Mariamman

Đền Hindu Mariamman

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 45 Trương Định, Quận 1 (Hướng Tây chợ Bến Thành).

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Đây là ngôi đền Hindu nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh. Được biết đến như chùa Bà trong lòng người Việt. Đền thờ nữ thần Mariamman, một hóa thân của thần Siva (thần Hủy Diệt). Trong khi Siva được tầng lớp trung lưu và thượng lưu tôn thờ thì nữ thần Mariamman được dân nghèo tôn thờ rất nhiều. Bà giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Đền được xây dựng từ đầu thế kỉ 20, khi mà một số đông người Ấn Độ di cư qua Việt Nam và sống tập trung ở gần khu vực đền ngày nay. Hiện nay, đền vẫn được những người gốc Ấn trông coi cẩn thận như là nơi linh thiêng nhất của họ. Hàng ngày, có rất đông khách – kể cả người gốc Ấn lẫn người Việt, du khách nước ngoài đến thắp nhang viếng đền và cầu mong phước lành cho bản thân và gia đình. Ở ngoài cửa đền, hôm nào cũng có rất đông khách ra vào tấp nập. Bên cạnh đó là những người bán nhang, nến thơm, hoa… phục vụ suốt ngày.


20.Nhà Thờ Tân Định

Nhà Thờ Tân Định

Khu vưc: Nội Thành

Địa Chỉ: 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 3829 0093

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

Nổi tiếng với lối trang trí tinh tế, đây là một trong những nhà thờ lộng lẫy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh với nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tổng thể theo phong cách Gothic và các chi tiết trang trí mang phong cách Roman và Baroque.


21.Lăng Ông Thủy Tướng

Lăng Ông Thủy Tướng

Khu vưc: Ngoại Thành

Địa Chỉ: Lăng Ông Thủy Tướng, Cần Giờ

Bản đồ : (Xem bản đồ)

Giao Thông: Chọn đi taxi là tiện nhất

Lăng ông Thủy Tướng ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM hiện đang thờ cúng bộ xương cá Ông (cá voi) dài tới 12 mét. Ông lụy (gặp nạn) trôi dạt vào bờ từ năm 1971. Được nhân dân Cần Giờ lập đền thờ cúng. Đến năm 2001, Viện Bảo tàng TP.HCM phục dựng lại bộ xương này. Hàng năm cứ đến rằm tháng Tám âm lịch, nhân dân huyện Cần Giờ lại tưng bừng tổ chức hội “Nghinh ông Thủy Tướng” với những phong tục truyền thống. Ngày chính của hội là từ 14 - 17 tháng Tám nhưng mọi công tác chuẩn bị được bắt đầu từ trước đó rất lâu. Năm 2013 lễ hội này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Là một tập tục dân gian lâu đời của ngư dân nên có rất nhiều người về tham dự.

Giá trị nổi bật của di tích Lăng Ông Thủy Tướng đó là không gian, thời gian tồn tại: lịch sử hình thành và phát triển của Lăng đã nói rõ Lăng có từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19 khi mà Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những Thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong lấn áp vai trò của Thương cảng nông nại – Đại phố mở ra một Thương cảng khác Bến Nghé. Có thể nói tiền thân của Lăng là Miếu Hải Thần, nơi diễn ra lễ cúng “Thái Lao” của những đoàn người mua bán theo đường biển.

Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ lại hình thức cúng rước cá Ông đặc trưng của các tỉnh ven biển vùng Đông Nam Bộ. Tại Lăng Ông Thủy Tướng lễ cúng cá Ông mang nét đặc trưng nghi lễ vùng Nam Bộ, hình thức cúng Ông đã hòa quyện với hình thức tâm linh tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo và cả hình thức thờ Thần trong nông nghiệp. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng tám âm lịch, Lăng Ông Thủy Tướng là nơi tổ chức nghi thức cúng Ông lớn nhất diễn ra trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Ngày nay, lễ hội được giới thiệu rộng rãi cho du khách trong và ngoài nước biết đến như một nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Vì vậy, vào dịp lễ Nghinh Ông, huyện Cần Giờ đón tiếp một lượng lớn du khách và người dân quanh vùng về dự lễ. Lễ Nghinh Ông là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin sự may mắn trong những chuyến đi biển. Hiện nay, tại Lăng ông Thủy Tướng ngoài thờ phụng cá Ông, còn được giới thiệu những tập tục, ngư cụ của ngư dân vùng chài lưới, những nét độc đáo của Lễ hội Nghinh ông Thủy Tướng.



Điểm tham quan du lịch khác tại Tp Hồ Chí Minh



Cẩm Nang Du Lịch Tp Hồ Chí Minh (Sài Gòn)